
Đưa bánh ra tận mép đường bán vẫn ế.
Vì vậy ban đầu cũng chỉ có 1 – 2 gia đình làm. Nhưng thấy đông khách, lượng hàng bán được nhiều nên một số người cũng chẳng chịu ngồi im đã lặng lẽ, chớp nhoáng đi học nghề, rồi lôi kéo lấy một nhân viên có kinh nghiệm về để mở lò. Rồi các lò cũng đua nhau làm biển quảng cáo đại loại như: bánh mỳ đặc ruột thơm bơ, bánh mỳ nhân dừa, bánh mỳ mặn, ngọt… Mỗi người một kiểu, cách bán hàng khác nhau, nhưng chung quy lại là mong muốn bán được càng nhiều càng tốt.
Nhiều người đã đưa ra chiêu câu khách là mua 2 tặng 1, cũng có người mưu cao thì làm quen nhờ vả đội ngũ lái xe khách để họ đỗ cho hành khách mua bánh, khi khách mua xong chuẩn bị lên xe thì chủ lò kín đáo giúi cho lái xe vài cái bánh để làm quà. Ngày nào cũng quà bằng bánh mỳ thì chán ngấy nên nhiều bác tài đã đề xuất với chủ lò chuyển sang “tiền tươi”, khoảng hai, ba chục nghìn đồng gì đó.
Một người có thích ăn bánh mỳ đến mấy cũng không phải sáng nào cũng ăn hoặc bữa chính nào cũng bánh mỳ. Hơn nữa khi mới có lò bánh mỳ mọi người thấy lạ nên chen chúc mua. Còn kể từ trước Tết khoảng 1 tháng cho đến nay, sau một thời gian nghỉ Tết dài, các lò bánh mỳ đã hoạt động trở lại nhưng rất ế ẩm.
Tất nhiên là lượng khách phải giảm, nên nhiều chủ lò đã phải đóng cửa. Cá biệt có chủ lò chưa hoàn được vốn đầu tư thì lò cũng đã phải “đắp chiếu”. Nhất là những lò thủ công chi phí cho than, củi là rất lớn, nếu bán được ít sẽ không thu được tiền vốn ngày hôm đó bỏ ra.

Cách nhà lại có lò làm bánh mỳ.
Kinh doanh buôn bán hay làm bất cứ nghề gì mà thấy người ta làm được mình cũng bắt chước, hứng lên thì làm theo kiểu “thấy ông bán hàng, bà cũng không xoàng mà chịu ngồi im” thì quả là rất tai hại. Trước khi định kinh doanh hay làm một việc gì đó, bà con nên tham khảo, tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường, khả năng cung cầu của địa bàn, có như vậy mới hy vọng thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét